Cái tôi có xu hướng thích mọi thứ đứng yên, thích sự ổn định. Chúng ta tự tạo ra cản trở cho chính bản thân mình cũng chỉ để mọi thứ giữ nguyên như cũ. Một khi mọi thứ thay đổi thì đương nhiên sẽ có kết quả mới.
Con người ta đều sợ hãi bất kỳ cái gì chưa biết, trong số đó có sự thay đổi. Nỗi sợ hãi này thực chất hoàn toàn bình thường, thậm chí còn có lợi cho sự sinh tồn của mỗi cá nhân. Tuy nhiên điều bất lợi chính là việc ta để cho nỗi sợ hãi vượt lên trên mong muốn được thay đổi một cách tích cực của mình. Và khi điều đó xảy ra, chúng ta đã tự hủy hoại mọi nỗ lực muốn thay đổi, và bị mắc kẹt – hay đứng yên một chỗ.
Bản ngã của mỗi người rồi sẽ “phát tác” vào một thời điểm nhất định nào đó trong quá trình thay đổi, cụ thể là:
1. Sợ thay đổi trên mức độ tinh thần
Một số người tuyệt đối không đón nhận những ý
tưởng đột phá, mới mẻ chỉ vì chúng mâu thuẫn với một tư tưởng sẵn có. Đối với những
người này, một ý tưởng mới toanh có thể tạo nên rất nhiều thay đổi trên mức độ
tinh thần. Ai trong chúng ta cũng biết ít nhất một người như thế này; khi bạn
giới thiệu cho họ một khái niệm mới nào đó thì họ sẽ thường bảo vệ quan điểm của
mình một cách vững chắc mà chẳng them nghe bạn nói, hay thậm chí chấm dứt việc bàn luận
ngay tức khắc. Đây là tiêu biểu cho việc cái tôi đang cản trở khả năng tiếp nhận tư
tưởng mới của họ chính bởi nỗi sợ hãi sự thay đổi trên mức độ tinh thần.
2. Sợ thay đổi trên mức độ cảm xúc
Số khác lại thích ý tưởng mới nhưng chẳng bao
giờ đưa chúng vào hành động. Họ nói rất nhiều về việc thay đổi khẩu chết độ ăn uống, về việc đứng
lên giành quyền lợi cho bản thân, hay việc tạo nên những chuyển biến tích cực trong cuộc đời, nhưng
họ thực sự chẳng có ý định làm theo. Nguyên nhân là bởi để hành động khác đi cần một sự chuyển biến về mặt cảm xúc. Họ cần phải tin vào sức mạnh bản thân
mình và khả năng tạo nên thay đổi của họ trước khi họ có thể thực sự làm nên thay đổi. Bất cứ khi nào bạn gặp những người như thế này, nhiều khả năng họ
đang gặp một chướng ngại vật về mặt cảm xúc đang tự hủy hoại cuộc đời của họ.
3. Sợ thay đổi trên mức độ vật chất
Một số người tiếp nhận ý tưởng mới và đưa chúng
vào hành động, nhưng ngừng lại trước khi có kết quả. Kiểu người như thế này sẽ
theo một chế độ ăn hay đi đến phòng tập trong vài tuần rồi đột nhiên ngừng
lại. Họ sẽ luôn có cớ cho việc tại sao họ lại “phải” ngừng lại sự thay đổi mà
chính họ đã bắt đầu. Những người thế này thường có nỗi sợ những thay đổi về mặt vật chất mà
hành động của họ sẽ tạo nên, có thể là họ đang sợ hãi sự thay đổi trong nghề
nghiệp, phải chuyển ra ngoài sống, hay một thể trạng mới (giảm cân), v.v.
Xác định kiểu tự hủy hoại bản thân của bạn – và giải phóng nó
Trong mọi trường hợp luôn có nỗi sợ hãi sự thay đổi, do đó việc nhận biết kiểu sợ hãi của riêng mỗi người là cần thiết để có thể xác định được khía cạnh nào của sự thay đổi mà bạn sợ nhất. Vì thế, nếu như bạn thấy mình không thể tiếp tục một sự thay đổi mà bản thân đã đề ra, hãy lấy cuốn số nhật ký và ghi lại điều mà bạn tin là đang cản trở bạn. Như thế sẽ giúp bạn thấy được nguyên nhân cốt lõi của việc ta đang hủy hoại bản thân.
Vậy là bạn sợ hãy sự thay đổi về mặt cảm xúc, tinh thần, vật chất, hay môi trường?
Dù nỗi sợ hãi có là gì thì hãy mở lòng mà đón nhận nó. Đó là một phần trong bạn, và nó xuất hiện cũng có nguyên do. Bạn sẽ thấy rằng chỉ cần biết mình sợ gì thôi cũng đủ để giải phóng nỗi sợ hãi, để cho bạn có thể tiến bước. Đây cũng là cơ hội để bạn thay đổi đường đi của bản thân khi bạn thấy mình bị mắc kẹt trong cái vòng luẩn quẩn của sự tự hủy hoại mình.
Nếu như bạn vẫn thấy khó khăn trong việc thay đổi, hãy nói về những nỗi sợ hãi đó với một người bạn, người thầy hay một bác sĩ đáng tin cậy.
Từng bước bồi đắp nên hệ thống nhận thức cho bản thân là một quá trình tuyệt vời cần có thời gian, sự cam kết, lòng kiên nhẫn, và rất nhiều tình yêu thương cho chính bản thân mình. Sẽ luôn có một thứ gì đó mà bạn nhắm đến; đó là phần tự nhiên trong quá trình tiến hóa của chúng ta. Thậm chí việc bị “măc kẹt” cũng là một phần của chuyến hành trình này. Hãy nhớ mục đích cuộc sống không phải là chạy vội vàng từ điểm A đến B, mà hãy trân trọng khoảng cách giữa chúng. Thế nên hãy cứ từ từ, và tận hưởng những trải nghiệm mà cuộc sống ban tặng.
Vậy là bạn sợ hãy sự thay đổi về mặt cảm xúc, tinh thần, vật chất, hay môi trường?
Dù nỗi sợ hãi có là gì thì hãy mở lòng mà đón nhận nó. Đó là một phần trong bạn, và nó xuất hiện cũng có nguyên do. Bạn sẽ thấy rằng chỉ cần biết mình sợ gì thôi cũng đủ để giải phóng nỗi sợ hãi, để cho bạn có thể tiến bước. Đây cũng là cơ hội để bạn thay đổi đường đi của bản thân khi bạn thấy mình bị mắc kẹt trong cái vòng luẩn quẩn của sự tự hủy hoại mình.
Nếu như bạn vẫn thấy khó khăn trong việc thay đổi, hãy nói về những nỗi sợ hãi đó với một người bạn, người thầy hay một bác sĩ đáng tin cậy.
Từng bước bồi đắp nên hệ thống nhận thức cho bản thân là một quá trình tuyệt vời cần có thời gian, sự cam kết, lòng kiên nhẫn, và rất nhiều tình yêu thương cho chính bản thân mình. Sẽ luôn có một thứ gì đó mà bạn nhắm đến; đó là phần tự nhiên trong quá trình tiến hóa của chúng ta. Thậm chí việc bị “măc kẹt” cũng là một phần của chuyến hành trình này. Hãy nhớ mục đích cuộc sống không phải là chạy vội vàng từ điểm A đến B, mà hãy trân trọng khoảng cách giữa chúng. Thế nên hãy cứ từ từ, và tận hưởng những trải nghiệm mà cuộc sống ban tặng.
Nguồn: Collective Evolution
Dịch: N.Đ.Thịnh
COMMENTS